Trong các mô hình dạy học STEM, lấy học sinh làm trung tâm, việc chuẩn bị một kế hoạch bài học hiệu quả là điều rất quan trọng. Một giáo viên sẽ phải soạn rất nhiều giáo án STEM cho các bài học trong một năm học.
Khác với cách soạn bài học truyền thống trước kia, thường dựa vào sách giáo khoa, chúng ta nên lồng ghép các nội dung trong sách theo các chủ đề gắn liền với thực tế và mang phong cách rất riêng của mỗi giáo viên. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét một số yếu tố không thể thiếu khi lập kế hoạch bài học cho bất kỳ cấp lớp nào từ giáo án stem mầm non, tiểu học,trung học cơ sở và phổ thông trung học cơ sở.
1. Luôn bắt đầu bằng những mục tiêu học tập cụ thể
Một giáo viên nên xây dựng các mục tiêu học tập rõ ràng trước khi tạo ra các kế hoạch trong giáo án STEM. Các mục tiêu bài học trong giáo án STEM cần tuân thủ theo nguyên tắc SMART (rõ ràng, chi tiết, đo được, phù hợp, giới hạn về thời gian). Các mục tiêu bài học này là cơ sở để kiểm chứng mức độ đạt được mục tiêu của học sinh, đồng thời giúp giáo viên lựa chọn, xây dựng được các hoạt động dạy học phù hợp. Cần tránh những mục tiêu bài học chung chung như “hiểu được” “nắm được” “vận dụng được”… Nếu có thể, giáo viên nên viết các mục tiêu bài học theo từng nhóm đối tượng học sinh, để đảm bảo các học sinh đều có một lộ trình học tập riêng của mình. Các giáo viên cần xác định những kết quả học tập mong muốn học sinh của mình đạt được sau khi kết thúc buổi học hoặc một chương trình học. Những mục tiêu đó thường được dựa trên một bộ tiêu chuẩn trong giáo dục khoa học. Việc xây dựng các mục tiêu học tập dựa trên các tiêu chuẩn này giúp cho các bài soạn trong giáo án STEM của các giáo viên có tính hệ thống chặt chẽ rất cao, đảm bảo được tính kế thừa từ các bài học trước đó, cũng như giúp học sinh đạt được những kết quả mới tốt hơn.
2. Chuẩn bị tổng quan
Có một cái nhìn tổng quan về các hoạt động và tiến trình trong một tiết học. Nó có thể được thể hiện dưới dạng sơ đồ để phác thảo ra những hoạt động chính, những cách thức để lôi cuốn học sinh, những nội dung khiến học sinh phải đào sâu suy nghĩ, những phần giáo viên cần giảng giải, những đơn vị kiến thức học sinh có thể tự trải nghiệm,… điều này cho giáo viên một cái nhìn tổng quan (ý tưởng) về tiết dạy.
3. Chiến lược quản lý thời gian
Lập kế hoạch quản lý thời gian trong giáo án STEM giúp giáo viên thực hiện việc dạy học hiệu quả. Nếu đó là lớp học 1 giờ, hãy chia kế hoạch của bạn thành 4 phần trong 15 phút hoặc 6 phần trong 10 phút hoặc lâu hơn. Điều này giúp bạn thực hiện kế hoạch một cách kịp thời hơn và triển khai các hoạt động đúng thời gian đã dự định. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần đặt kế hoạch thừa ra một vài phút cho mỗi phần để thư giãn hoặc điều chỉnh một số nội dung nếu cần.
4. Hiểu về học sinh của bạn
Bạn cần hiểu rõ về học sinh trước khi chuẩn bị kế hoạch bài học trong giáo án STEM. Việc hiểu rõ các đối tượng học sinh trong lớp học sẽ giúp bạn chọn được hoạt động dạy học phù hợp. Đồng thời có phương án đối phó với những rủi ro và sự gián đoạn do một số học sinh gây ra. Việc hiểu rõ từng đối tượng học sinh sẽ giúp giáo viên có chiến thuật tạo động lực, lôi cuốn sự tham gia và có những nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức. Việc hiểu rõ các đối tượng học sinh cũng là nền tảng quan trọng để thiết kế giáo án theo hướng phân hóa, cá nhân hóa người học.
5. Thiết kế giáo án STEM phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau
Giáo án STEM không nên chỉ bao gồm một cách học tập duy nhất vì nó sẽ gây ra sự nhàm chán. Vì vậy, hãy tìm hiểu các phong cách học tập của học sinh và cố gắng để tạo nên các hoạt động dạy học phù hợp với các phong cách đa dạng đó. Điều này không chỉ làm cho buổi học trở nên thú vị mà còn cải thiện kết quả chung của công việc giảng dạy. Giáo án STEM có thể bao gồm các bài thuyết trình powerpoint, sơ đồ và biểu đồ, hoạt động thảo luận, thiết kế mô hình… Kế hoạch bài học phải là một sự hòa trộn của nhiều phong cách học tập cả âm thanh, hình ảnh, vận động và lời nói.
6. Áp dụng mô hình tương tác đa dạng
Tương tác với học sinh nên là một phần của kế hoạch bài học trong giáo án STEM. Giáo viên có thể tạo dựng các mẫu tương tác trong suốt bài học. Nó bao gồm các cuộc thảo luận nhóm, tranh biện, các chuyến đi thực địa ảo hoặc nghiên cứu trường hợp. Hãy thử đọc các bài học và sau đó yêu cầu học sinh đọc to. Sau khi hoàn thành một phần, bạn có thể yêu cầu học sinh trình bày qua hình ảnh. Hoặc yêu cầu học sinh tổ chức thành các hoạt động thảo luân.
7. Viết kế hoạch bài học
Nếu bạn chuẩn bị kế hoạch bài học lần đầu tiên hoặc nếu bạn gặp vấn đề với một nhóm học sinh, tốt hơn hết là nên viết ra kế hoạch bài học. Điều này giúp bạn tiếp cận lớp học một cách tự tin. Hãy làm cho kế hoạch bài học chi tiết chính xác đến mức một người khác khi đọc giáo án STEM có thể hiểu được ý định của bạn mà không cần giải thích. Điều này giúp bạn dễ dàng bàn giao kế hoạch bài học cho một giáo viên khác trong trường hợp bạn vắng mặt.
8. Kết thúc bài học đúng cách
Cũng giống như cách bạn bắt đầu bài học, cách bạn kết thúc bài học rất quan trọng. Một kết thúc cụ thể cho bài học có nghĩa là mọi học sinh trong lớp đều rất rõ ràng về những nội dung được đề cập trong buổi học. Những phút cuối của buổi học nên tạo cơ hội cho những tương tác giữa các học sinh khi bạn kiểm tra mức độ nắm kiến thức của chúng. Trong giáo án phải luôn có khoảng thời gian để học sinh đặt câu hỏi của mình nếu có. Một giáo viên hiệu quả, nên chủ động dự đoán các thắc mắc và những khó khăn của học sinh và tạo cơ hội để học sinh có thể đặt câu hỏi vào cuối giờ hoặc trong quá trình giảng dạy.
9. Thực hành và tạo sản phẩm
Một phần quan trọng khác của kế hoạch bài học là thời gian thực hành và tạo sản phẩm. Khi bạn hoàn thành một chủ đề, bạn nên dành một vài phút để học sinh thực hành những gì chúng đã học. Học sinh có thể thực hành cá nhân hoặc theo cặp đôi. Hoạt động thực hành này có thể bao gồm các bài tập ngắn hoặc thậm chí là một bài thuyết trình nhỏ tùy thuộc vào bài học. Trong giai đoạn tạo sản phẩm học sinh có thể xây dựng nên các mô hình hoặc sản phẩm từ những gì đã học được. Việc tạo sản phẩm có thể được thực hiện dưới dạng hoạt động nhóm.
10. Hoạt động chuyển tiếp và ôn tập, củng cố
Mô hình giáo viên giảng bài và học sinh chỉ cần ghi chép đã chấm dứt. Trong lớp học STEM ngày nay học sinh luôn là trung tâm, sự thoải mái và không gian hoạt động của học sinh phải được đảm bảo. Ngoài thời gian giảng dạy, các kế hoạch bài học nên có thời gian để học sinh được vận động về thể chất bằng các trò chơi đơn giản. Một hoạt động chuyển tiếp có thể là một phần của kế hoạch bài học để tạo không khí thoải mái cho học sinh. Một trò chơi tương tác đơn giản có thể giúp học sinh cải thiện sự tham gia vào việc học. Tương tự như vậy, việc ôn tập lại các nội dung của các bài học trước hoặc những nội dung vừa học có thể giúp học sinh kết nối với bài học hiện tại một cách dễ dàng.
11. Đánh giá thường xuyên
Hãy đánh giá học sinh của bạn một cách thường xuyên. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc giảng bài một chiều và không kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh, việc học sẽ không có ý nghĩa gì. Vì vậy, hãy dành thời gian trong kế hoạch bài học để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. Điều này giúp bạn có sự điều chỉnh kịp thời.
12. Có kế hoạch dự phòng
Điều quan trọng là luôn có kế hoạch dự phòng cho giáo án STEM của bạn. Mọi thứ có thể không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ như bạn dự định và các tình huống bất ngờ có thể xuất hiện bất kì lúc nào trong lớp học. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn chuẩn bị sẵn các kế hoạch dự phòng. Đồng thời, khi xây dựng giáo án, bạn không nên thiết kế quá chi tiết và cứng nhắc, bạn nên tạo các giáo án linh hoạt đủ để có thể thay đổi khi có những tình huống phát sinh. Học sinh sẽ thích học một môn học khi chúng cảm thấy thú vị và có sự tương tác. Vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị các giáo án với sự đa dạng, linh hoạt để thu hút sự quan tâm của học sinh và giảm sự nhàm chán. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn cần thu thập các phản hồi của học sinh và thay đổi trong phong cách giảng dạy để làm cho nó hiệu quả và hấp dẫn hơn. Việc thực hiện các lời khuyên này sẽ giúp giáo viên đưa ra một kế hoạch bài học hiệu quả. Vai trò của một giáo viên giỏi không chỉ giúp họ đạt điểm cao trong các kỳ thi mà còn cho phép học sinh áp dụng những gì họ đã học được trong cuộc sống thực.